Đau bụng kinh nguyệt: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Lượt xem: 40896

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt của các chị em phụ nữ. Đau bụng kinh nguyệt ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của các chị em. Vậy hãy cùng các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa đau bụng kinh hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới, vùng hạ vị của các chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau bụng kinh có thể nhẹ thoáng qua, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội diễn ra trong những ngày đèn đỏ và sau 1 - 2 ngày hành kinh đầu tiên nó sẽ biến mất.

Tùy vào từng người mà có mức độ đau bụng kinh khác nhau, có những người chỉ đau bụng âm ỉ và kèm theo đó là một chút khó chịu ở bụng dưới, nhưng cũng có những người đau bụng kinh dữ dội và không thể chịu nổi. Khi thấy đau bụng kinh dữ dội và không thể chịu nổi, các chị em cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt

Các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, có rất nhiều nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt ở nữ giới. Tùy vào từng trường hợp mà người ta chia ra thành 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát là ngay từ những lần bị hành kinh đầu tiên thì các chị em đã bị đau bụng kinh. Đây là do sự co bóp quá mức của tử cung để đưa máu kinh ra ngoài khiến cho các chị em cảm thấy đau và khó chịu ở vùng bụng. Những người ở trường hợp này thường chỉ đau bụng âm ỉ nên các chị em chỉ cần sử dụng một số mẹo để làm giảm cơn đau.

Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát là do các yếu tố bên ngoài tác động vào hoặc do các chị em đang mắc phải bệnh lý về phụ khoa:

- Do tâm lý căng thẳng, bất an, gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống dẫn đến đau bụng kinh.

- Hoạt động của các tĩnh mạch và động mạch tại các cơ quan sinh dục kém khiến kho máu kinh không được lưu thông, khi đó xảy ra tình trạng ứ đọng máu kinh, tắc kinh và gây đau bụng kinh ở các chị em.

- Lạc nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội do các niêm mạc tử cung đi lạc ra ngoài. Kèm theo hiện tượng đau bụng kinh là hiện tượng buồn nôn và sốt cao, các chị em cần hết sức lưu ý khi xảy ra hiện tượng này.

- Ngoài ra, một số bệnh lý phụ khoa như: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung,… cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt ở các chị em phụ nữ.

Triệu chứng của đau bụng kinh

Tùy vào từng nguyên nhân mà mỗi người lại có những triệu chứng đau bụng kinh khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các chị em sẽ cảm thấy một số dấu hiệu và biểu hiện chung như:

- Cảm thấy đau âm ỉ và đau nhói ở phần bụng dưới, cùng với đó là đau lan xuống đùi, xuống vùng xương mu và bẹn trong gây khó chịu cho các chị em.

- Trong kỳ kinh nguyệt cảm thấy căng tức ngực và đau nhẹ.

- Một số người sẽ cảm thấy đau đầu, đau lưng, mệt mỏi, thậm chí có thể sốt nhẹ.

- Tính tình thay đổi thất thường, hay nóng giận vô cớ và xuất hiện nhiều mụn trên mặt.

đau bụng kinh còn được chia ra làm 2 loại là: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát nên triệu chứng của 2 loại đau bụng kinh này cũng khác nhau, vì vậy các chị cần phải hết sức lưu ý:

Bài viết có thể bạn quan tâm

- Đau bụng kinh nguyên phát:

Đây là hiện tượng hết sức bình thường xảy ra ở hầu hết các chị em phụ nữ. Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát sẽ diễn ra trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu hành kinh. Chị em sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới và thắt lưng, kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, mặt mũi tái nhợt, hạ đường huyết dẫn đến ngất xỉu,…

- Đau bụng kinh thứ phát:

Đau bụng kinh thứ phát thường gặp ở các chị em bị mắc cac benh phu khoa. Ngoài những triệu chứng thường gặp như đau bụng dưới, đau lưng, mệt mỏi,… đau bụng kinh thứ phát còn kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, xuất huyết giữa chu kỳ, chuột rút, máu kinh có màu sắc bất thường,… Khi gặp những hiện tượng như vậy, các chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Cách khắc phục đau bụng kinh hiệu quả

- Các chị em cần sử dụng những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể như thịt, cá, trứng, rau xanh, những thực phẩm chứa chất sắt tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số thực phẩm chứa nhiều canxi cũng là một sự lựa chọn hoàn hào cho các chị em bị đau bụng khi có kinh nguyệt.

- Tắm nước ấm vào những ngày có kinh sẽ giúp lưu thông máu dễ dàng, điều hòa khí huyết trong cơ thể và giúp tử cung chịu được những cơn co thắt mạnh lên thành tử cung, từ đó làm cơn đau biến mất.

- Chườm bụng dưới bằng nước ấm cũng giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, giải tỏa áp lực lên thành tử cung và làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.

- Những cơn đau bụng kinh sẽ được xoa dịu nếu bạn dùng tay và xoa nhẹ nhàng phần bụng dưới theo chiều kim đồng hồ. Hãy áp dụng ngay để đạt được hiệu quả tức thì trong thời kỳ hành kinh nhé.

- Ngoài ra, các chị em có thể tham khảo một số loại thuốc chữa đau bụng kinh không chứa thành phần steroid để hạn chế tình trạng mất máu trong nhiều thời kỳ kinh nguyệt và giúp làm giảm cơn đau bụng kinh.

Trên đây là những thông tin về đau bụng kinh: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa mà chuyên gia phong kham phu khoa Hưng Thịnh đã chia sẻ. Khi gặp các triệu chứng đau bụng kinh, bạn hãy áp dụng một trong những cách chữa trị trên để làm giảm bớt cơn đau nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác cần giải đáp, bạn hãy liên hệ qua số điện thoại đường dây nóng 0386977199 để nhận tư vấn từ các chuyên gia.
Đánh giá: 
  • Currently 7.67/10
Đau bụng kinh nguyệt: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  260 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Cách làm chậm kinh nguyệt
    Những cách làm chậm kinh nguyệt an toàn? Làm chậm kinh nguyệt tại nhà bằng phương pháp nào? Là những câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, khi lo sợ kế hoạch đi chơi của mình mất vui vì đ
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt đen là bị bệnh gì?
    Kinh nguyệt bình thường ở một người phụ nữ là màu đỏ, lỏng và kéo dài trong vòng từ 3-5 ngày, nhiều nhất là 7 ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em lại xuất hiện tình trạng kinh màu đen hay nâu đen. Hi
    Xem chi tiết
  • Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?
    Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, chưa lập gia đình. Em bị rối loạn kinh nguyệt hơn 2 tháng nay rồi. Được chị đồng nghiệp mách là kinh nguyệt không đều có thể mua thuốc về uống nhưng em lại băn kh...
    Xem chi tiết
  • Chậm kinh 1 tháng có sao không?
    Câu hỏi bị chậm kinh 1 tháng có sao không là thắc mắc của nhiều chị em đã gửi đến cho các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh khi gặp phải hiện tượng này. Đây là hiện tượng kinh nguyệt bất thườ...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu bệnh gì?
    Nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng như: rong kinh, chậm kinh, vô kinh… đó đều là biểu hiện của kinh nguyệt thất thường. Vậy hiện tượng kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu của bệnh gì...
    Xem chi tiết
  • Bị rong kinh kéo dài 1 tháng
    Bị rong kinh kéo dài 1 tháng là hiện tượng bất thường trong cơ thể của người phụ nữ. Vậy rong kinh kéo dài 1 tháng là như thế nào, có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ k...
    Xem chi tiết