Bị đau bụng kinh phải làm sao cho hết?

Lượt xem: 12519

Sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt khi đến tuổi trưởng thành là một điều hết sức bình thường và tự nhiên ở cơ thể của nữ giới. Nhiều người khi đến kỳ kinh nguyệt luôn bị đau bụng và không biết bị đau bụng kinh thì phải làm sao? Một số gợi ý đơn giản dưới đây của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ là phương pháp đơn giản và hiệu quả sau giúp bạn dễ chịu hơn khi "đến tháng".

bi-dau-bung-kinh-phai-lam-sao

Có những trường hợp đau bụng kinh nào xảy ra?

Sự xuất hiện của kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể người phụ nữ nếu kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ tình trạng sức khỏe sinh sản của bạn tốt, nhưng khi hành kinh nữ giới thường trải qua những triệu chứng vô cùng khó chịu trong đó có hiện tượng đau bụng. 

Nhìn chung đau bụng kinh nguyệt được phân làm hai loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát

Là dạng đau bụng kinh mang tính cơ năng. Người bệnh không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì, nhưng vẫn bị đau bụng trước và khi hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ mới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, chưa kết hôn và chưa có con, hiện tượng đau bụng kinh xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng.

Đau bụng kinh thứ phát

Là dạng đau bụng kinh mang tính khí chất. Cơ quan sinh sản của nữ giới có nhiều thay đổi, tình trạng đau bụng này có thể do người bệnh gặp phải một số bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, u dưới niêm mạc tử cung, dính khoang tử cung…

Với 2 loại đau bụng kể trên, có thể dễ nhận biết nhưng với người đã đến tuổi dậy thì rất khó vì tùy cơ địa của từng người cơ địa sẽ có nhiều thay đổi. Như những người nhiều năm bị đau bụng kinh nguyên phát sẽ có những thay đổi của cơ quan sinh dục, khiến cho hiện tượng đau bụng kinh ngày càng nặng, khi đó rất khó để phán đoán là bị nguyên phát hay thứ phát. Có trường hợp người bệnh được chẩn đoán là đau bụng kinh nguyên phát, nhưng thực tế họ lại gặp phải vấn đề về tử cung như: chứng lạc nội mạc tử cung ở mức nhẹ, khi kiểm tra soi ổ bụng mới phát hiện được là bị đau bụng kinh thứ phát.

Nói tóm lại, đau bụng kinh thứ phát hay nguyên phát chỉ là hai dạng của thống kinh. Giữa hai dạng này nhiều lúc rất khó xác định chính xác bằng các biểu hiện lâm sàng. Vì thế, để chắc chắn bạn cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có những tư vấn và thăm khám chính xác nhất.

dau-bung-khi-hanh-kinh-phai-lam-sao

Bị đau bụng kinh thì phải làm sao?

Trước và trong ngày đèn đỏ bị đau bụng có thể nói là cơn ác mộng của chị em phụ nữ, sự xuất hiện của cơn đau bụng mỗi tháng ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt cũng như công việc của bạn. Các chuyên gia đã tìm hiểu và đưa ra một số phương pháp giúp bạn cải thiện được cơn đau bụng kinh. Cụ thể như sau:

- Chú ý chế độ ăn uống trước kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày:

Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu, ăn rau, những thực phẩm bổ máu, tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể khiến tử cung bị kích thích ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.

Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua… là những thực phẩm viện trợ tốt trong việc giảm cơn đau do kinh nguyệt. Thường xuyên hấp thụ một số loại trái cây và rau quả giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Giữ chế độ ăn uống cân bằng giữa thức ăn mặn và ngọt vì chúng có thể gây đầy hơi. Nếu được bạn có thể ăn thành nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.

- Tăng cường các bài tập thể dục thể chất phù hợp:

Thời gian trước và trong khi hành kinh tránh lao động nặng nhọc đồng thời tăng cường các bài tập tập thể dục, yoga nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.

- Bổ sung vitamin:

Nhiều nghiên cứu cho thấy nữ giới hấp thụ vitamin hàng ngày sẽ thấy ít bị đau hơn khi tới kỳ kinh nguyệt. Do đó các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh khuyên rằng họ nên dùng vitamin tổng hợp liều thấp để làm giảm các cơn đau khó chịu.

dau-bung-kinh-du-doi-phai-lam-sao

- Bổ sung các khoáng chất:

Không chỉ bổ sung hàng ngày mà nhất là thời kỳ kinh nguyệt, chị em mất đi lượng máu khá lớn. Do đó, việc bổ sung các khoáng chất như canxi, kali và magiê,... cũng có thể giúp làm giảm đau bụng kinh và giúp lấy lại được lượng máu đã mất.

- Tránh thực phẩm có chứa caffeine:

Những thực phẩm chứa caffeine như cà phê, sô cô la, trà, đồ uống có cồn sẽ làm cho bạn lo lắng, bồn chồn và góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.

- Giữ ấm cơ thể:

Giữ ấm cho cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau đáng kể, Tắm với nước ấm cũng rất hiệu quả để giảm các cơn đau.

- Uống thuốc giảm đau:

Nếu cơn đau quá nhiều và khó chịu bạn có thể phải cầu cứu đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc giảm đau bạn cần có hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống thuốc tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Vừa rồi là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh giúp giải đáp thắc mắc bị đau bụng kinh thì phải làm sao, mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, hãy liên hệ theo số điện thoại phòng khám: 0386977199 hoặc click chat trực tuyến vào bảng bên dưới để được tư vấn từ các chuyên gia.

Tác giả:

Trò truyện cùng bác sĩ P.Nam

Đánh giá: 
Bị đau bụng kinh phải làm sao cho hết?
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  272 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Cách làm chậm kinh nguyệt Cách làm chậm kinh nguyệt
    Những cách làm chậm kinh nguyệt an toàn? Làm chậm kinh nguyệt tại nhà bằng phương pháp nào? Là những câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, khi lo sợ kế hoạch đi chơi của mình mất vui vì đ
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt đen là bị bệnh gì? Kinh nguyệt đen là bị bệnh gì?
    Kinh nguyệt bình thường ở một người phụ nữ là màu đỏ, lỏng và kéo dài trong vòng từ 3-5 ngày, nhiều nhất là 7 ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em lại xuất hiện tình trạng kinh màu đen hay nâu đen. Hi
    Xem chi tiết
  • Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì? Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?
    Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, chưa lập gia đình. Em bị rối loạn kinh nguyệt hơn 2 tháng nay rồi. Được chị đồng nghiệp mách là kinh nguyệt không đều có thể mua thuốc về uống nhưng em lại băn kh...
    Xem chi tiết
  • Chậm kinh 1 tháng có sao không? Chậm kinh 1 tháng có sao không?
    Câu hỏi bị chậm kinh 1 tháng có sao không là thắc mắc của nhiều chị em đã gửi đến cho các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh khi gặp phải hiện tượng này. Đây là hiện tượng kinh nguyệt bất thườ...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu bệnh gì? Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu bệnh gì?
    Nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng như: rong kinh, chậm kinh, vô kinh… đó đều là biểu hiện của kinh nguyệt thất thường. Vậy hiện tượng kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu của bệnh gì...
    Xem chi tiết
  • Bị rong kinh kéo dài 1 tháng Bị rong kinh kéo dài 1 tháng
    Bị rong kinh kéo dài 1 tháng là hiện tượng bất thường trong cơ thể của người phụ nữ. Vậy rong kinh kéo dài 1 tháng là như thế nào, có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ k...
    Xem chi tiết