Bệnh sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Lượt xem: 14946

Sùi mào gà ngoài việc thường thấy ở bộ phận sinh dục nam nữ thì còn có thể xuất hiện ở miệng. Việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh sùi mào gà ở miệng là rất cần thiết cho tất cả những người thường hay có quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng. Dưới đây, phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh xin được giới thiệu một số thông tin tổng quan về bệnh sùi mào gà ở miệng.

benh-sui-mao-ga-o-mieng

Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở miệng

Bệnh sùi mào gà ở miệng là loại thường gặp ở những bệnh nhân bị sùi mào gà, cũng giống như bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục đều do loại virus có tên khoa học là Human Papilloma (HPV) gây ra. Bệnh này gây sùi mào gà ở lưỡi, môi, họng, niêm mạc miệng… các vết loét có thể dẫn đến những tác hại vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở miệng

Tìm hiểu con đường lây truyền bệnh sùi mào gà có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phòng ngừa bệnh. Nếu biết được con đường lây truyền bệnh thì sẽ có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy nguyên nhân bệnh sùi mào gà ở miệng do đâu?

Chủng HPV gây bệnh sùi mào gà ở miệng chủ yếu do quan hệ tình dục bằng miệng. Loại virus này gây u nhú và lây lan vào cơ thể người với những ai quan hệ tình dục bằng miệng, dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như: bàn chải đánh răng, khăn mặt hoặc hôn người mắc sùi mào gà. Những người có hệ miễn dịch suy giảm do bệnh tật hoặc rối loạn ức chế miễn dịch cũng có khả năng nhiễm virus HPV.

Việc quan hệ tình dục bằng miệng là nguyên nhân khiến sùi mào gà ở miệng dễ lây lan nhất, bởi đây là phương pháp quan hệ khó có thể áp dụng các biện pháp tránh lây nhiễm sùi mào gà cũng như các bệnh lây nhiễm khác như lậu, giang mai. Với sự nguy hiểm này có khá nhiều lời khuyến cáo giới trẻ hạn chế yêu bằng miệng.

Khả năng bạn bị lây sùi mào gà ở miệng cũng tăng cao khi bạn hôn hoặc dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm... với người mắc sùi mào gà. Khi lây nhiễm qua việc hôn và dùng chung đồ cá nhân, lúc đầu bệnh không bộc phát ngay mà thường có thời gian ủ bệnh dài từ 1 - 9 tháng. Thời gian ủ bệnh thường khó phát hiện nên khi đi khám bệnh đã tiến triển nặng, khó điều trị, đồng thời thời gian ủ bệnh bạn cũng rất dễ lây nhiễm sùi mào gà cho người khác. Chính vì sự nguy hiểm này nên cần phải lưu ý những triệu chứng sùi mào gà ở miệng để có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

trieu-chung-benh-sui-mao-ga-o-mieng

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng

Theo các chuyên gia phòng khám bệnh xã hội Hưng Thịnh, một triệu trứng dễ nhận thấy mà nhiều người bỏ qua khi mắc sùi mào gà ở miệng đó là lưỡi bị tê rát, có cảm giác đau và xuất hiện nhiều mảng màu đỏ hoặc trắng. Chính biểu hiện này dễ khiến nhiều người nhầm với bệnh viêm vòm họng hoặc nhiệt miệng rồi tự ý mua thuốc viêm họng hoặc nhiệt miệng về chữa mà không thấy thuyên giảm.

Trong khoang miệng lưỡi và amidan đau rát, đồng thời có vết loét hoặc nốt sùi màu đỏ hoặc trắng hồng. Khi bệnh bắt đầu phát triển nặng hơn các mụn đơn lẻ ở lưỡi, khoang miệng, môi, lợi… bắt đầu to lên gây lở loét. Sau một thời gian mụn nhanh chóng phát triển, lan rộng thành từng mảng, có màu hồng nhạt hoặc trắng hồng, xù xì kèm theo những triệu chứng như khó nuốt nước bọt, ăn uống đau rát, hàm bị đau và sưng tấy gây cản trở sinh hoạt và đau đớn cho người bệnh.

Sau từ 2 – 8 ngày ủ bệnh, người bệnh sẽ có những triệu chứng sùi mào gà ở miệng đầu tiên. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ ở miệng như lở loét, nổi nốt sùi… thì cần đi thăm khám để kiểm tra và hỗ trợ điều trị kịp thời tránh bệnh ngày một nặng hơn. Vì nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: viêm loét, nhiễm trùng khoang miệng; ăn uống sẽ đau đớn, khó khăn; thậm chí là ung thư vòm họng nếu để lâu không điều trị.

cach-chua-sui-mao-ga-o-mieng

Cách chữa bệnh sùi mào gà ở miệng

Thực tế cho thấy sùi mào gà là căn bệnh dễ tái phát nhiều lần cho đến nay chưa có thuốc nào điều trị một cách triệt để. Đồng thời, vì tính chất dễ tái phát mà các biện pháp hiện nay chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị những tổn thương bên ngoài, nhưng khi có những tác động làm tổn thương đến da ở những vùng bệnh đó thì bệnh rất dễ quay lại.

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị sùi mào gà ở miệng tại các cơ sở y tế chuyên khoa có các phương pháp thường dùng như: đốt điện, đốt laser, phương pháp dao LEEP, kết hợp với hỗ trợ điều trị bằng thuốc hoặc hỗ trợ điều trị kết hợp các biện pháp với nhau để có được hiệu quả như mong muốn.

Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp đốt sùi bằng laser CO2, hay bằng phương pháp áp lạnh. Thậm chí là cắt bỏ phần da hoặc niêm mạc bị tổn thương quanh miệng. Những phương pháp này gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh bởi nó tác động trực tiếp tới cơ thể và chỉ giải quyết được về mặt bên ngoài của mầm bệnh.

Hỗ trợ điều trị bằng thuốc cũng là phương pháp nhiều người lựa chọn vì ít gây đau đớn, dùng thuốc bôi vào vết sùi mào gà đến khi nào nốt sùi chuyển sang màu trắng thì được. Tuy nhiên, cách này không điều trị khỏi được bệnh và mang lại những hiệu quả cũng không cao, thậm chí nếu nhầm lẫn với những bệnh lý khác mà tự ý mua thuốc về uống và bôi thì bệnh tình sẽ nặng thêm.

Theo các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh thì tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, sau khi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị thích hợp với từng trường hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, đặc biệt hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng để tránh lây nhiễm sùi mào gà ở miệng. Nếu đã bị sùi mào gà thì cần hỗ trợ điều trị cho cả bạn tình để tránh nguy cơ bệnh quay trở lại.

Trên đây là một số thông tin về bệnh sùi mào gà ở miệng mà các chuyên gia tại phòng kham phu khoa Hưng Thịnh chia sẻ, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu cũng như phòng tránh bệnh. Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh sùi mào gà, vui lòng liên hệ 0386977199 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám chữa ngay hôm nay nhé!

Tác giả:

Trò truyện cùng bác sĩ P.Nam

Đánh giá: 
Bệnh sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  133 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?