Các bệnh xã hội là gì, khám bệnh xã hội ở đâu?

Lượt xem: 12654

Các bệnh xã hội thường gặp

  1. Bệnh giang mai
  2. Bệnh lậu
  3. Sùi mào gà
  4. Mụn rộp sinh dục

Khái niệm về bệnh xã hội là gì, các bệnh xã hội thường gặp nhất là những bệnh nào và khám bệnh xã hội ở đâu tốt là mối quan tâm của không ít người. Thực tế, có nhiều người biết rằng bệnh xã hội rất nguy hiểm nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các loại bệnh này. Sau đây, các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh xin được chia sẻ một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh xã hội.

benh-xa-hoi-la-gi-cac-benh-xa-hoi-thuong-gap

Bệnh xã hội là bệnh gì?

Bệnh xã hội là gì?

Bệnh xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng xung quanh một cách nhanh chóng, là những bệnh có mức độ nguy hiểm cao khiến tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong trên thế giới tăng mỗi ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của xã hội.

Các loại bệnh xã hội có thể lây nhiễm nhanh chóng qua đường tình dục không an toàn hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh, một số bệnh có thể lây từ mẹ sang con, ngoài ra việc sử dụng chung đồ cá nhân cũng khiến nguy cơ mắc bệnh xã hội tăng cao.

Theo nghiên cứu trên thế giới, bệnh xã hội chủ yếu lây nhiễm qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, hậu môn và đường miệng. Các bệnh xã hội phổ biến hiện nay là: bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, Chlamydia, HIV… Các loại bệnh này không phân biệt tuổi tác, giới tính, ai cũng có nguy cơ mắc phải nếu như một lần tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao đó là những người có quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, người nghiện ma túy, quan hệ đồng tính nam…

Bệnh xã hội gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gặp biến chứng nhiều bệnh khác, nguy cơ vô sinh và nặng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.

Các bệnh xã hội thường gặp nhất hiện nay

Theo thống kê, có tới 20 căn bệnh xã hội khác nhau trên thế giới hiện nay, có thể kể đến: lậu, sùi mào gà, giang mai, viêm gan C, hạ cam, HIV…. Tuy nhiên, có loại 4 bệnh xã hội thường gặp nhất dưới đây:

Bệnh giang mai

Đây là bệnh xã hội lây nhiễm nhanh chóng và chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra, để lại hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Không chỉ lây nhiễm qua đường tình dục mà bệnh giang mai còn lây qua đường máu, tiếp xúc với vết thương hở, truyền bệnh từ mẹ sang con, tiếp xúc thân mật như ôm, hôn người bệnh.

cac-benh-xa-hoi-thuong-gap-1

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai phát triển theo nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một triệu chứng bệnh khác nhau. Phải sử dụng phương pháp xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện giang mai.

Bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời có thể phá hoại xương khớp, gây hại cho hệ thần kinh trung ương, hệ thống mạch máu thậm chí khiến bệnh nhân bị tàn tật, tử vong.

Bệnh lậu

Song cầu khuẩn lậu có tên Neisseria Gonorrhoeae là nguyên nhân gây ra bệnh lậu. Đây là chủng vi khuẩn thích sống nơi ẩm ướt như hậu môn, bộ phận sinh dục, mắt, miệng. Chứng bệnh xã hội này có mức độ lây nhiễm từ người này sang người khác nhanh chóng, tất cả mọi người đều là đối tượng đặc biệt là những người có đời sống tình dục phức tạp.

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh lậu do quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức, tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của mầm bệnh, lây từ mẹ sang con. Ngoài ra nếu sử dụng chung đồ cá nhân cũng có thể lây nhiễm lậu nhưng tỷ lệ thấp. Sau 3 – 5 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Tuy nhiên, ở nữ giới những dấu hiệu này xuất hiện khá âm thầm, kín đáo nên mức độ lây nhiễm và nguy hiểm cho người khác rất cao.

cac-benh-xa-hoi-thuong-gap-2

Bệnh lậu ở miệng

Bệnh lậu nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của cơ thể, nam giới dễ bị viêm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, nữ giới dễ bị viêm âm đạo, viêm buồng trứng dẫn tới vô sinh. Ngoài ra nếu nữ giới đang mang thai bị bệnh lậu có thể dẫn tới sinh non, sảy thai, ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân mắc bệnh lậu còn có nguy cơ mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS cao hơn so với người bình thường.

Bệnh sùi mào gà

Benh sui mao ga do virus HPV gây ra, cũng giống như 2 bệnh xã hội trên, bệnh này lây qua đường quan hệ tình dục dưới mọi hình thức, lây từ mẹ sang con và lây lan khi có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ thấy các nốt sùi xuất hiện nhiều ở bộ phận sinh dục và các bộ phận khác như: mắt, miệng, tay, chân, hậu môn,... cũng sẽ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, thông thường từ 2 – 9 tháng những triệu chứng đầu tiên mới xuất hiện.

cac-benh-xa-hoi-thuong-gap-3

Sùi mào gà ở miệng

Nếu không điều trị bệnh sớm sẽ gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng vì bệnh có mối liên hệ với các bệnh ung thư khiến người mắc dễ có nguy cơ bị ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng… đe dọa tính mạng người bệnh.

Bệnh mụn rộp sinh dục

Bệnh do virus Herpes Simplex gây ra, có 2 loại virus: một lây truyền qua miệng, qua nước bọt và một lây qua việc sinh hoạt tình dục. Bệnh mụn rộp sinh dục lây truyền từ người sang người qua việc quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền qua đường máu, tiếp xúc vết thương hở, mẹ truyền sang con, dùng chung đồ cá nhân. Có đến 70% người nhiễm mụn rộp sinh dục không phát hiện triệu chứng. Đối với những người lần đầu tiên nhiễm virus HSV, nếu có triệu chứng sẽ xuất hiện sau 4 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

cac-benh-xa-hoi-thuong-gap-4

Bệnh mụn rộp sinh dục

Bệnh mụn rộp sinh dục làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác như sùi mào gà, bệnh lậu, viêm màng não, viêm trực tràng, viêm cổ tử cung…. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể bị sảy thai, sinh non, nguy cơ viêm não, loét giác mạc ở trẻ sơ sinh.

Khám bệnh xã hội ở đâu tốt?

Sau khi tìm hiểu về bệnh xã hội là gì, các bệnh xã hội thường gặp thì việc nên khám bệnh xã hội ở đâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi nếu như đến những cơ sở y tế không uy tín sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng thậm chí là sống chung với bệnh suốt đời.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên khám chữa bệnh xã hội ở đâu thì Phòng khám Hưng Thịnh số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội là địa chỉ khám chữa bệnh xã hội uy tín tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo. 

Tại phòng khám, chúng tôi áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm phục vụ một cách tối ưu nhất cho quá trình khám và điều trị bệnh xã hội như: lậu, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, giang mai…

kham-benh-xa-hoi-o-dau-tot

Nên khám chữa bệnh xã hội ở đâu?

- Đối với bệnh lậu: Thiết bị tiên tiến giúp chẩn đoán, xét nghiệm bệnh lậu sau đó ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để điều trị đồng thời diệt tận gốc mầm bệnh, giảm phù nề bằng phương pháp điện dung và bức xạ nhiệt.

- Đối với bệnh giang mai: Xét nghiệm RPR xác định xem bạn có nhiễm xoắn khuẩn giang mai hay không rồi tiến hành áp dụng phương pháp điều trị miễn dịch cân bằng để điều trị xoắn khuẩn.

- Đối với bệnh sùi mào gà: Kỹ thuật dao LEEP được áp dụng để điều trị bệnh giúp ngăn chặn quá trình tăng sinh bất thường của các mô và loại u xơ xuất hiện trên bề mặt da.

- Đối với bệnh mụn rộp sinh dục: Để hạn chế khả năng tái phát cũng như tiêu diệt bệnh tận gốc, sử dụng một số loại thuốc nhằm phục hồi tổn thương, ngăn chặn tổn thương mới.

Phòng khám với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với các trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật điều trị tiên tiến. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính nhanh gọn, chi phí chữa trị hợp lý, thông tin được bảo mật tuyệt đối. Chắc chắn đây sẽ là địa chỉ đáng tin cậy của bạn trong việc khám và chữa bệnh xã hội.

Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được về bệnh xã hội là gì. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 0386977199 hoặc click chat trực tuyến, các bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ tư vấn và giải đáp miễn phí tất cả những câu hỏi của bạn.

Tác giả:

Trò truyện cùng bác sĩ P.Nam

Đánh giá: 
Các bệnh xã hội là gì, khám bệnh xã hội ở đâu?
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  172 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?