Tại sao lại bị đau bụng khi có kinh nguyệt?

Lượt xem: 15618

Chào các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh! Em có một thắc mắc muốn hỏi là tại sao lại đau bụng khi có kinh nguyệt ạ? Bởi vì cứ mỗi lần hành kinh là em lại bị đau bụng rất khó chịu. Có lần bị đau dữ dội quá em phải xin nghỉ làm. Mong bác sĩ giải đáp giúp em tại sao có kinh lại đau bụng? Em xin cảm ơn! (Trần Thu, 25t - Hưng Yên)

tai-sao-lai-dau-bung-khi-co-kinh-nguyet

Đau bụng kinh là một hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ khi đến tháng. Tùy vào thể trạng của từng người mà có người chỉ bị dau bung kinh nhẹ thoáng qua không mấy khó chịu, nhưng có những người lại bị đau bụng kinh dữ dội kèm theo hiện tượng buồn nôn và ngất gây ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe. Rất nhiều chị em thắc mắc tại sao khi có kinh lại đau bụng, hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh để biết được nguyên nhân chính xác nhé.

Hiện tượng đau bụng khi có kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện ở chị em phụ nữ đánh dấu sự hoàn thiện về chức năng sinh lý. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bình thường sẽ kéo dài từ 28 - 30 ngày, mỗi lần hành kinh sẽ kéo dài khoảng 3 - 5 ngày kèm theo một số triệu chứng đau bụng khiến các chị em cảm thấy khó chịu.

Hiện tượng đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cho các chị em cảm thấy vô cùng khó chịu. Ngoài ra, khi đến ngày hành kinh sẽ kèm theo một số hiện tượng khác như: chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy, căng tức ngực, đau thắt lưng,…

Tại sao lại bị đau bụng khi có kinh nguyệt?

Đau bụng khi có kinh là một hiện tượng khá phổ biến của chị em phụ nữ. Tùy theo cơ địa của từng người mà mức độ đau bụng kinh khác nhau làm ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của các chị em. Tại sao có kinh lại đau bụng là điều mà bác sĩ phu khoa muốn giải đáp ngay sau đây cho các chị em phụ nữ:

Có 2 loại đau bụng kinh là: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Mỗi loại lại có nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

Đau bụng kinh nguyên phát:

Đau bụng kinh nguyên phát thường do hormone prostaglandin gây ra. Khi đến kỳ kinh nguyệt, cơ thể của người phụ nữ tiết ra loại hormone này để giúp tử cung co bóp và đẩy máu kinh ra ngoài. Khi lượng hormone prostaglandin trong cơ thể càng cao thì các cơ tử cung co bóp càng mạnh và gây ra hiện tượng đau bụng kinh ở nữ giới.

tai-sao-co-kinh-lai-bi-dau-bung

Đau bụng kinh thứ phát:

Đau bụng kinh do nguyên nhân thứ phát thường xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt và những triệu chứng đau bụng thường kéo dài hơn và mức độ đau cũng nặng hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát ở phụ nữ bao gồm:

- Do cơ địa: Một số chị em có cấu tạo tử cung không bình thường hoặc ống tử cung quá hẹp sẽ làm cản trở sự lưu thông của máu kinh, điều này sẽ làm cho các cơ trơn của cổ tử cung co bóp nhiều hơn, tạo ra áp lực lớn hơn để đẩy máu ra ngoài từ đó dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh dữ dội.

- Do mắc các bệnh phụ khoa: Mắc các bệnh lý về phụ khoa cũng là một trong các nguyên nhân gây ra đau bụng khi có kinh nguyệt ở các chị em phụ nữ. Một số bệnh phụ khoa mà các chị em có thể gặp phải như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,… Đặc biệt, khi các chị em bị lạc nội mạc tử cung, các mảnh nội mạc tử cung bong tróc không ra theo máu kinh mà đi ngược vào trong, khiến cho lượng máu kinh không được thoát ra và gây ra hiện tượng đau bụng kinh dữ dội ở nữ giới.

- Ăn uống không đảm bảo: Khi các chị em phụ nữ ăn quá nhiều đồ lạnh trước ngày hành kinh sẽ làm cho máu tuần hoàn kém, máu kinh không lưu thông và gây ra hiện tượng đau bụng kinh.

Bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của các chị em về vấn đề tại sao lại đau bụng khi có kinh. Đau bụng kinh rất khó để có thể chữa trị nhưng các chị em hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng đó giúp giảm bớt những cơn đau giữ dội. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 0386977199 hoặc đến trực tiếp phòng khám phụ khoa uy tín Hưng Thịnh tại số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn.

Tác giả:

Trò truyện cùng bác sĩ P.Nam

Đánh giá: 
Tại sao lại bị đau bụng khi có kinh nguyệt?
Điểm trung bình:  7.3 /  10 (  266 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Cách làm chậm kinh nguyệt Cách làm chậm kinh nguyệt
    Những cách làm chậm kinh nguyệt an toàn? Làm chậm kinh nguyệt tại nhà bằng phương pháp nào? Là những câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, khi lo sợ kế hoạch đi chơi của mình mất vui vì đ
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt đen là bị bệnh gì? Kinh nguyệt đen là bị bệnh gì?
    Kinh nguyệt bình thường ở một người phụ nữ là màu đỏ, lỏng và kéo dài trong vòng từ 3-5 ngày, nhiều nhất là 7 ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em lại xuất hiện tình trạng kinh màu đen hay nâu đen. Hi
    Xem chi tiết
  • Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì? Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?
    Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, chưa lập gia đình. Em bị rối loạn kinh nguyệt hơn 2 tháng nay rồi. Được chị đồng nghiệp mách là kinh nguyệt không đều có thể mua thuốc về uống nhưng em lại băn kh...
    Xem chi tiết
  • Chậm kinh 1 tháng có sao không? Chậm kinh 1 tháng có sao không?
    Câu hỏi bị chậm kinh 1 tháng có sao không là thắc mắc của nhiều chị em đã gửi đến cho các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh khi gặp phải hiện tượng này. Đây là hiện tượng kinh nguyệt bất thườ...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu bệnh gì? Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu bệnh gì?
    Nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng như: rong kinh, chậm kinh, vô kinh… đó đều là biểu hiện của kinh nguyệt thất thường. Vậy hiện tượng kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu của bệnh gì...
    Xem chi tiết
  • Bị rong kinh kéo dài 1 tháng Bị rong kinh kéo dài 1 tháng
    Bị rong kinh kéo dài 1 tháng là hiện tượng bất thường trong cơ thể của người phụ nữ. Vậy rong kinh kéo dài 1 tháng là như thế nào, có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ k...
    Xem chi tiết