Chu kỳ kinh nguyệt là gì, hiện tượng hành kinh ở phụ nữ

Lượt xem: 28158

Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở người phụ nữ. Chu kỳ kinh là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.

chu-ky-kinh-nguyet-la-gi

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 hợp tử và sinh đôi) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu.

Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hiện tượng hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch.

Hành kinh là dấu hiệu người phụ nữ không mang thai. (Tuy nhiên, điều này không chắc chắn vì đôi khi có hiện tượng chảy máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ.) Trong tuổi sinh sản, không hành kinh là dấu hiệu đầu tiên nghi vấn một phụ nữ có thể có thai. Trễ kinh là khi giai đoạn hành kinh theo mong đợi đã đến nhưng không xảy ra, và người phụ nữ có thể đã thụ thai.

Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi. Lần kinh cuối, mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55. Lệch khỏi mẫu hình này cần được quan tâm về y khoa.

Vô kinh chỉ một giai đoạn dài mất kinh không do thai kỳ ở phụ nữ trong tuổi sinh sản, thí dụ ở phụ nữ có lượng mỡ cơ thể rất thấp, như vận động viên, có thể bị ngưng hành kinh. Sự hiện diện của kinh nguyệt không chứng minh rụng trứng đã xảy ra, và người phụ nữ không rụng trứng vẫn có thể có chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng có khuynh hướng diễn ra không đều và biểu hiện độ dài chu kỳ dao động lớn hơn. Ngoài ra, không hành kinh cũng không chứng minh rụng trứng đã không xảy ra, vì những bất thường về hormone ở phụ nữ không mang thai có thể ức chế hiện tượng chảy máu.

Sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt trong 1 tháng

Dưới đây là chu kỳ kinh được các chuyên gia kham phu khoa Phòng khám Hưng Thịnh thống kê theo từng nhóm ngày.

Ngày 1–5: Thời kỳ đèn đỏ

Đây là thời gian chu kỳ nguyệt san bắt đầu, máu xuất hiện do các mô trượt khỏi thành tử cung. Đồng nghĩa với điều này, các triệu chứng tiền kinh nguyệt kết thúc, lượng estrogen và progesterone giảm cùng với một số triệu chứng khác như giảm tình trạng nổi mụn.

Tuy nhiên, đèn đỏ có thể khiến cho bạn bị đau bụng, cơ thể nhức nhối khó chịu, phản ứng chậm hơn bình thường và dễ nổi cáu do lượng hormone giảm và do sự tác động của chất prostaglandin. Đặc biệt, đối với một số chị em, chất prostaglandin này còn có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau nhức…

Ngày 6–13: Những ngày “dễ chịu”

Vào thời gian này, các kích tố sinh dục sản xuất hormone di chuyển trong tuyến nội tiết, thông qua máu và đến buồng trứng. Cùng với đó, trứng điều tiết hormone estrogen tăng lên, làm tử cung dày lên.

Việc estrogen gia tăng sẽ dẫn tới việc tăng lượng chất hóa học nằm ở não như serotonin và dopamine, có tác dụng tạo cảm giác thoải mái và làm tăng sự lưu thông máu lên não, đồng thời giúp hấp thụ glucose tốt hơn. Nhờ đó, các bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn và các hoạt động về thể chất cũng tốt hơn trong khoảng thời gian này.

Ngày 14–15: Khả năng mang thai cao

Từ khoảng ngày thứ 14, lượng estrogen giảm, buồng trứng đưa trứng vào ống trứng. Ở đây, trứng có khả năng sống từ 12 – 24 giờ. Đây được coi là thời điểm có khả năng mang thai rất cao trong chu kỳ nguyệt san của các chị em phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt cách tính ngày rụng trứng để không thụ thai
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ không có thai

Một số nghiên cứu đã cho thấy, trong khoảng thời gian này, khớp đầu gối của các bạn nữ trở nên “lỏng lẻo” hơn, các bạn cũng dễ bị đứt dây chằng chéo trước hơn. Vì thế, chúng ta cần hết sức cẩn thận trong các hoạt động, nhất là hoạt động mạnh và luyện tập thể thao nhé!

Ngày 16–28: Triệu chứng tiền kinh nguyệt “quay trở lại”

Ở giai đoạn này, chứng căng thẳng hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt ở phụ nữ bắt đầu xuất hiện. Trong lần tăng đầu tiên của progesterone, da của bạn sẽ sản sinh ra nhiều dầu hơn và dễ nổi mụn hơn. Càng gần tới ngày đèn đỏ, lượng progesterone và estrogen càng sụt giảm. Điều này gây ra sự thay đổi tâm trạng và các vấn đề về tập trung của chị em. Đặc biệt, vào thời điểm 1 tuần trước những ngày nguyệt san, chúng ta có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, thèm ăn, đau nhức và sưng phù.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, cơ thể của bạn đốt cháy nhiều calo hơn thông thường. Vì thế, chúng ta cần cung cấp lượng calo cơ thể bằng những thực phẩm chứa protein, cacbonhydrat và các vitamin nữa nhé!

Lưu ý:

Ở mỗi người phụ nữ, chu kỳ nguyệt san có thể thay đổi dài hơn hoặc ngắn hơn một số ngày tùy thuộc vào cơ chế riêng của mỗi người. Tuy nhiên, các bạn vẫn cần chú ý tới hoạt động của nguyệt san trong từng giai đoạn để có cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất nhé!

Trên đây là tư vấn của các bác sĩ phụ khoa phong kham da khoa Hưng Thịnh về vấn đề chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ, với những thông tin chúng tôi đã cung cấp, hy vọng đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc, hãy liên lạc theo chúng tôi theo số 0386977199 để được tư vấn miễn phí.

Tác giả:

Trò truyện cùng bác sĩ P.Nam

Đánh giá: 
Chu kỳ kinh nguyệt là gì, hiện tượng hành kinh ở phụ nữ
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  176 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Cách làm chậm kinh nguyệt Cách làm chậm kinh nguyệt
    Những cách làm chậm kinh nguyệt an toàn? Làm chậm kinh nguyệt tại nhà bằng phương pháp nào? Là những câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, khi lo sợ kế hoạch đi chơi của mình mất vui vì đ
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt đen là bị bệnh gì? Kinh nguyệt đen là bị bệnh gì?
    Kinh nguyệt bình thường ở một người phụ nữ là màu đỏ, lỏng và kéo dài trong vòng từ 3-5 ngày, nhiều nhất là 7 ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em lại xuất hiện tình trạng kinh màu đen hay nâu đen. Hi
    Xem chi tiết
  • Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì? Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?
    Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, chưa lập gia đình. Em bị rối loạn kinh nguyệt hơn 2 tháng nay rồi. Được chị đồng nghiệp mách là kinh nguyệt không đều có thể mua thuốc về uống nhưng em lại băn kh...
    Xem chi tiết
  • Chậm kinh 1 tháng có sao không? Chậm kinh 1 tháng có sao không?
    Câu hỏi bị chậm kinh 1 tháng có sao không là thắc mắc của nhiều chị em đã gửi đến cho các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh khi gặp phải hiện tượng này. Đây là hiện tượng kinh nguyệt bất thườ...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu bệnh gì? Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu bệnh gì?
    Nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng như: rong kinh, chậm kinh, vô kinh… đó đều là biểu hiện của kinh nguyệt thất thường. Vậy hiện tượng kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu của bệnh gì...
    Xem chi tiết
  • Bị rong kinh kéo dài 1 tháng Bị rong kinh kéo dài 1 tháng
    Bị rong kinh kéo dài 1 tháng là hiện tượng bất thường trong cơ thể của người phụ nữ. Vậy rong kinh kéo dài 1 tháng là như thế nào, có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ k...
    Xem chi tiết