Quy trình khám phụ khoa như thế nào?

Lượt xem: 17394

Khám phụ khoa là gìquy trình khám phụ khoa như thế nào là những thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi có nhu cầu muốn đi khám bệnh phụ khoa. Việc thăm khám phụ khoa là vô cùng cần thiết, không chỉ để an tâm mà còn giúp chị em sớm phát hiện được các mầm mống gây bệnh, từ đó có thể điều trị bệnh sớm giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa. Tuy nhiên, không ít chị em bỡ ngỡ vì không rõ quy trình khám phụ khoa như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

kham-phu-khoa-nhu-the-nao

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là việc thăm khám toàn bộ cơ quan sinh sản nhằm sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, từ đó có được biện pháp giải quyết tối ưu nhất. Để không tốn quá nhiều thời gian cho việc thăm khám, chị em nên trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về thăm khám phụ khoa, đặc biệt là quy trình khám phụ khoa.

Quy trình khám phụ khoa như thế nào?

Thông thường, ở các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám uy tín thì quy trình khám phụ khoa sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

- Bước 1: Đăng kí khám và lấy số khám bệnh

Ở lần đầu đến với cơ sở y tế, chị em cần đăng ký khám bệnh, mua sổ khám và chờ đến thứ tự thăm khám của mình. Qua bước này, hồ sơ chị em sẽ bắt đầu được lưu giữ tại phòng khám để phục vụ cho những lần khám sau.

Để không mất quá nhiều thời gian chờ đợi, hiện nay phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã hỗ trợ người bệnh bằng biện pháp đặt lịch khám online với thao tác nhanh chóng, dễ dàng. Trước khi đến phòng khám, người bệnh chỉ cần click chat với các chuyên gia trên website của phòng khám và lấy mã số khám bệnh. Đúng lịch hẹn thì người bệnh đến cung cấp mã số khám bệnh, việc thăm khám sẽ được tiến hành ngay lập tức.

- Bước 2: Khám lâm sàng

Ở bước này chị em nên trình bày tất cả các vấn đề đang gặp phải, bao gồm nguyên nhân đến khám, là khám định kỳ hay có dấu hiệu bất thường, nữ giới có tiền sử mắc bệnh gì hay không,... Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của nữ giới và chỉ định thăm khám những hạng mục nhất định. Tiếp đó, bác sĩ sẽ khám lâm sàng bên ngoài cơ quan sinh dục.

kham-phu-khoa-nhu-the-nao

- Bước 3: Khám cận lâm sàng

Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, mà bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện khám các hạng mục cận lâm sàng khác nhau, cụ thể:

+ Siêu âm ổ bụng: nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường về buồng trứng, tử cung, u xơ,…

+ Siêu âm đầu dò âm đạo: nhằm phát hiện các tổn thương tại cổ tử cung, âm đạo,…

+ Xét nghiêm dịch âm đạo: nhằm xác định dấu hiệu của các loại nấm, virus, vi khuẩn,…

+ Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu: để xác định tình trạng viêm âm đạo, dấu hiệu có thai sớm,…

Trước khi khám phụ khoa, chị em nên giải tỏa tâm lý lo lắng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh vùng kín chị em trước khám lâm sàng để thuận tiện cho việc kiểm tra cũng như ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Bước 4: Bác sĩ thông báo kết quả thăm khám và tư vấn

Sau khi hoàn thành hết các hạng mục thăm khám mà bác sĩ đã chỉ định, chị em quay trở lại phòng khám ban đầu để nghe bác sĩ đọc kết quả, sẽ biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình.

Trong trường hợp, bệnh nhân đang mắc bệnh hoặc có dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng tại nhà, hoặc lên phác đồ điều trị riêng khi tình trạng bệnh đã chuyển nặng. Lúc này, quá trình khám phụ khoa kết thúc, chị em cần tuân thủ nghiêm chỉnh theo chỉ định của bác sĩ để cơ quan vùng kín được hoạt động bình thường, đảm bảo khả năng sinh sản sau này.

Chị em cũng đừng quên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, quy trình khám phụ khoa này được áp dụng với cả nữ giới khi chưa quan hệ tình dục, do đó chị em không nên quá lo lắng.

quy-trinh-kham-phu-khoa-nhu-the-nao

Khi nào chị em nên đi khám phụ khoa?

Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, các chuyên gia khuyên chị em nên tiến hành thăm khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần, và thăm khám ngay khi có các dấu hiệu sau:

- Kinh nguyệt không đều, số ngày kinh kéo dài, xuất hiện tình trạng rong kinh, kinh nguyệt có màu đen, vón cục, đau bụng kinh dữ dội,…

- Khí hư bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu, vùng kín xuất hiện dịch nhờn màu xanh, trắng,…

- Đau vùng bụng dưới không rõ nguyên do, vùng kín ngứa hoặc rát.

- Đau đớn khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục ra máu.

- Nghi ngờ bị lây nhiễm các bệnh xã hội như: bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,...

Ngoài ra, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác ở vùng kín chị em cũng cần đến ngay các cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân, tránh tình trạng bệnh chuyển nặng, gây khó khăn cho việc điều trị.

Hy vọng những thông tin về quy trình khám phụ khoa như thế nào trong bài viết trên, đã giúp chị em có được biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, chị em vui lòng liên hệ với Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội qua số điện thoại đường dây nóng 0386977199 để được giải đáp miễn phí.

Tác giả:

Trò truyện cùng bác sĩ P.Nam

Đánh giá: 
Quy trình khám phụ khoa như thế nào?
Điểm trung bình:  8.3 /  10 (  175 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Đi khám phụ khoa có đau không? Đi khám phụ khoa có đau không?
    Đi khám phụ khoa có đau không chắc hẳn là câu hỏi mà bạn nữ nào cũng gặp phải khi chuẩn bị thăm khám phụ khoa lần đầu tiên. Việc chưa có kinh nghiệm thăm khám lại khó chia sẻ cùng ai những vấn...
    Xem chi tiết
  • Dấu hiệu bị viêm nhiễm vùng kín Dấu hiệu bị viêm nhiễm vùng kín
    Viêm nhiễm vùng kín là bệnh phổ biến ở hầu hết chị em phụ nữ, nhất là với những người đã từng quan hệ tình dục. Mặc dù phổ biến nhưng nhiều chị em chưa nắm rõ thông tin về viêm nhiễm v
    Xem chi tiết
  • Các xét nghiệm cần làm khi khám phụ khoa Các xét nghiệm cần làm khi khám phụ khoa
    Việc thăm khám phụ khoa hiện giờ không còn quá xa lạ với nữ giới nhưng các xét nghiệm cần làm khi khám phụ khoa gồm những gì thì không phải ai cũng biết. Sự thiếu hiểu biết này càng khiến nhiề...
    Xem chi tiết
  • Khám phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không? Khám phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?
    Đi khám phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều chị em. Bởi phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa rất cao. Tuy...
    Xem chi tiết
  • Khám phụ khoa có được ăn sáng không? Khám phụ khoa có được ăn sáng không?
    Chào bác sĩ! Xin các bác sĩ cho hỏi đi khám phụ khoa có được ăn sáng không hay phải nhịn ăn ạ? Chẳng là dạo gần đây em bị ra nhiều khí hư màu vàng có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa âm đạo ...
    Xem chi tiết
  • Kinh nghiệm khi đi khám phụ khoa Kinh nghiệm khi đi khám phụ khoa
    Chia sẻ kinh nghiệm khám phụ khoa là từ khóa được chị em tìm kiếm khá nhiều trước khi đi khám lần đầu tiên. Bởi vì với những ai chưa từng đi khám sẽ có nhiều băn khoăn, thắc mắc không biết k...
    Xem chi tiết