Hẹp bao quy đầu là gì?

Lượt xem: 

Chào bác sĩ, cháu năm nay 15 tuổi, cháu nghe nói hẹp bao quy đầu là hiện tượng rất thường gặp ở nam giới, nhưng cháu không biết hiện tượng này là như thế nào. Bác sĩ cho cháu hỏi hẹp bao quy đầu là gì ạ? Mong bác sĩ trả lời giúp cháu, cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn

Bạn thân mến, khi bước vào tuổi dậy thì, các bạn nam thường rất tò mò về những biến đổi của cơ thể. Hẹp bao quy đầu là gì? Không chỉ là thắc mắc của bạn mà còn là thắc mắc của rất nhiều bạn nam khác. Sau đây, các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh sẽ trả lời câu hỏi cho bạn.

Hẹp bao quy đầu là gì?

Theo các chuyên gia, hẹp bao quy đầu là hiện tượng bao quy đầu bọc kín quy đầu dương vật ngay cả khi dương vật ở trạng thái bình thường hay cương cứng. Hẹp bao quy đầu có hai loại: Hẹp bao quy đầu sinh lýhẹp bao quy đầu bệnh lý.

Hẹp bao quy đầu sinh lý là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi nam giới được sinh ra, lớp bao da quy đầu đã bọc kín toàn bộ quy đầu của trẻ và chỉ để lộ ra một lỗ nhỏ như lỗ kim để thoát nước tiểu. Bao da quy đầu lúc này có tác dụng bảo vệ quy đầu dương vật của trẻ. Nhưng khi trẻ lớn lên (thông thường là từ 3 – 4 tuổi), lớp bao da quy đầu sẽ tự tuột xuống và để lộ ra quy đầu của dương vật. Đây được coi là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý là một số trường hợp dù nam giới bước vào tuổi trưởng thành nhưng bao quy đầu vẫn không thể tuột xuống được, được gọi là hẹp bao quy đầu bệnh lý. Hẹp bao quy đầu bệnh lý gồm 2 cấp độ: Hẹp bao quy đầu hoàn toànhẹp bao quy đầu không hoàn toàn (hay còn gọi là bán hẹp bao quy đầu).

  • Hẹp bao quy đầu hoàn toàn là hiện tượng bao quy đầu bít kín hoàn toàn quy đầu dương vật và chỉ để hé ra một lỗ nhỏ như lỗ kim để thoát nước tiểu. Bao quy đầu hoàn toàn không thể kéo xuống được.
  • Bán hẹp bao quy đầu là hiện tượng bao quy đầu chỉ bị hẹp ở mức độ nhẹ, vẫn để lộ ra một phần hoặc một nửa quy đầu dương vật. Bao quy đầu vẫn có thể kéo xuống được khi dương vật ở trạng thái bình thường, nhưng khi dương vật cương cứng thì không thể kéo xuống được, hoặc kéo xuống được thì bị nghẹt bao quy đầu ở rãnh quy đầu và bao quy đầu có cảm giác căng, đau, rát.

Vì sao cần phải cắt bao quy đầu

Theo các chuyên gia, hẹp bao quy đầu dù ở mức độ nào đi chăng nữa cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới:

  1. Thứ nhất: Hẹp bao quy đầu khiến việc vệ sinh dương vật của nam giới khó khăn hơn, do nam giới không thể kéo bao quy đầu xuống để rửa trôi những chất cặn bã bẩn ở mặt trong của lớp bao da quy đầu. Những chất bẩn không được rửa trôi thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây ra các bệnh viêm nhiễm bao quy đầu và quy đầu dương vật. Đồng thời, hẹp bao quy đầu cũng làm tăng nguy cơ nam giới bị lây nhiễm bệnh qua đường quan hệ tình dục và tăng khả năng lây các bệnh viêm nhiễm cho bạn tình.
  2. Thứ hai: Hẹp bao quy đầu khiến nam giới khó quan hệ, quan hệ bị đau hoặc không thể quan hệ tình dục.
  3. Thứ ba: Hẹp bao quy đầu khiến nam giới dễ bị xuất tinh sớm. Do bao quy đầu luôn bọc kín phần đầu dương vật, khiến bộ phận này đã nhạy cảm lại càng nhạy cảm hơn vì vậy nam giới mắc hẹp bao quy đầu rất dễ bị xuất tinh sớm.
  4. Thứ tư: Hẹp bao quy đầu khiến cậu nhỏ của nam giới bị kìm hãm sự phát triển. Lớp da bao bọc phía ngoài đầu dương vật làm cho dương vật bị hạn chế kích thước. Dương vật sẽ ngắn và nhỏ hơn so với bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia còn cho rằng, hẹp bao quy đầu còn tăng khả năng khiến nam giới bị ung thư dương vật, dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Vì vậy, đối với nam giới trưởng thành mà không may bị hẹp bao quy đầu, cần phải sớm đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám nam khoa uy tín để được các bác sĩ khám và làm tiểu phẫu cắt bao quy đầu kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn còn băn khoăn nào về vấn đề này, bạn có thể gọi điện đến đường dây nóng 0386977199 để nhận sự tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn khám miễn phí tại Phòng khám Hưng Thịnh nhé!

Đánh giá: 
  • Currently 7.96/10
Hẹp bao quy đầu là gì?
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  57 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?