Nạo phá thai - Những điều bạn cần lưu ý

Lượt xem: 

Nạo phá thai được định nghĩa là sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Có nhiều phương pháp phá thai khác nhau, nhưng dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào thì cũng để lại tâm lý đối với người phụ nữ.

Phải chuẩn bị gì trước khi nạo phá thai

Trước khi tiến hành nạo phá thai, bệnh viện đúng quy cách cần phải kiểm tra thai nhi bệnh nhân, bao gồm kiểm tra máu, nước tiểu, viêm gan B, điện tâm đồ, âm đạo… Thông qua những kiểm tra này, bác sỹ có thể biết tình trạng sức khỏe, bệnh tật của bệnh nhân, thai nằm ngoài hay trong tử cung và phán đoán chuẩn xác túi thai, vị trí cũng như kích thước thai nhi, tăng tính an toàn cho phẫu thuật.

Quá trình nạo phá thai an toàn

  1. Người phẫu thuật cần mặc áo đã được thanh trùng, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay sạch và đeo găng tay vô trùng.
  2. Bệnh nhân nạo thai nằm ngửa trên bàn phẫu thuật, ngoài âm đạo được phủ một lớp chăn vô trùng.
  3. Người phẫu thuật cẩn thận kiểm tra vị trí tử cung, kích thước và các vấn đề liên quan.
  4. Dùng banh mở rộng cửa âm đạo, lau các dịch tiết âm đạo, để lộ ra cổ tử cung. Sau khi khử trùng tử cung và cổ tử cung, dùng kẹp cổ tử cung để kẹp môi trước hoặc môi sau cổ tử cung.
  5. Dùng dụng cụ thăm dò theo hướng tử cung đi sâu vào cổ tử cung.
  6. Dùng banh mở rộng cổ tử cung.
  7. Hút thai nhi ra. Nạo vét sạch cổ tử cung.

Phương pháp phá thai bằng thuốc

Ngoài phương pháp nạo phá thai bằng phẫu thuật, sản phụ có thể sử dụng phương pháp phá thai bằng thuốc. Điều kiện để sử dụng phương pháp phá thai bằng thuốc là thai 6 tuần tuổi trở xuống (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng).

Ưu điểm của nạo phá thai bằng thuốc

  • Phương pháp phá thai này loại bỏ phôi thai một cách nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian (chỉ trong vài giờ). Vì là sử dụng thuốc để đẩy phôi thai ra ngoài nên nguy cơ bị nhiễm trùng là rất nhỏ.
  • Tính nguy hiểm đối với sản phụ là rất thấp, có thể coi là không có.
  • Chi phí thực hiện phá thai bằng thuốc rẻ hơn phương pháp phẫu thuật.
  • Vì sử dụng thuốc để phá thai nên nên cần gây mê, có thể thực hiện tại nhà với điều kiện có người thân bên cạnh để theo dõi tiến trình của sản phụ.

Nhược điểm của phá thai bằng thuốc

  • Có thể gây chảy máu quá nhiều, cần phải can thiệp phá thai ngoại khoa, trong một số trường hợp hiếm gặp bạn cần phải truyền máu.
  • Phá thai bằng thuốc có thể gây viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng nếu bạn không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Thủ thuật thất bại ( tỉ lệ trong khoảng 2-3% của phụ nữ), có thể cần can thiệp phá thai ngoại khoa.
  • Mặc dù hiếm, mifepristone có thể mất nhiều ngày để bạn có thể quay lại hoạt động sinh hoạt bình thường, trong khi phá thai ngoại khoa chỉ mất khoảng 15 phút.

Những tai biến sau khi nạo phá thai

Phương pháp nạo phá thai đến nay đã có những cải tiến lớn, tuy vậy vẫn không tránh được việc phải dùng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung; dùng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung; dùng ống hút bằng kim loại để hút phôi thai và đế cuống rốn; cuối cùng phải dùng muôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc đều phải dùng dụng cụ bằng kim loại đưa vào đưa ra, tất nhiên có khả năng làm xước tử cung, thậm chí có thể làm thủng cổ tử cung.

Nếu như đế cuống rốn không lấy ra được nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung, do đó có thể làm mạch máu không liền lại, trong quá trình thủ thuật đó sẽ bị mất nhiều máu. Vả lại, nếu trước đó đã có viêm bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung chưa được chữa khỏi hoặc trong quá trình thủ thuật không nghiêm chỉnh thực hiện vô khuẩn đúng với quy định, thì những dụng cụ đưa vào đưa ra rất dễ đưa vi khuẩn vào khoang tử cung gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc nạo hút thai còn có khả năng để lại di chứng, nhất là đối với trường hợp đã qua nạo hút nhiều lần, nguy hại sẽ không nhỏ.

Các tai biến đặc trưng của phá thai ngoại khoa gồm: ứ máu trong buồng tử cung; nhiễm khuẩn; rách cổ tử cung, thủng tử cung do chọc hoặc rách; còn thai; sót rau thai; băng huyết do sót rau, chấn thương và thủng tử cung.

Các tai biến đặc trưng của phá thai nội khoa: thất bại của thuốc phá thai nên vẫn phải hút lại buồng tử cung; sảy thai không hoàn toàn cũng bắt buộc phải hút lại buồng tử cung tránh băng huyết và nhiễm khuẩn; băng huyết; nhiễm khuẩn tử cung.

Đó là chưa kể các biến chứng liên quan đến phương pháp vô cảm như gây mê và gây tê nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi thực hiện thủ thuật.

Sau một ca nạo phá thai an toàn, đa số bệnh nhân đều không bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề để lại hậu quả về sau. Vì thế, nếu lỡ có thai ngoài ý muốn, chị em nên tới các cơ sở y tế được phép làm thủ thuật này. Biện pháp giảm tỷ lệ phá thai có hiệu quả là truyền thông tư vấn về việc áp dụng biện pháp tránh thai để mỗi gia đình chỉ có 1-2 con.   

Những biến chứng và hậu quả của việc nạo phá thai là gì?

Phá thai luôn luôn không an toàn. Dù là dùng thuốc hay thủ thuật bỏ thai thì các biến chứng như xuất huyết, thủng tử cung, nhiễm trùng… vẫn có thể xảy ra.

Ngoài vô sinh, chị em còn phải đối mặt với rất nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng cả tính mạng khi quyết định phá thai.

1. Biến chứng nguy hiểm khi phá thai: Xuất huyết

Dù là dùng thuốc gây tê hay thuốc gây mê khi phá thai thì khả năng xuất huyết là ngang nhau. Nếu không may, sau khi phá thai, chị em phải đối mặt nguy cơ huyết chảy không cầm và phải can thiệp bằng nhiều biện pháp.

Xuất huyết có thể là hậu quả của tử cung xơ hóa, rối loạn đông máu hoặc hút thai không trọn. Xuất huyết mà không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

2. Biến chứng nguy hiểm khi phá thai: Thủng tử cung

Thủng tử cung có thể xảy ra trong trường hợp nong cổ tử cung hoặc khi hút thai. Trong quá trình nạo hút thai cũng có thể dẫn tới thủng ruột. Để biết chính xác mức độ thủng thế nào, bác sĩ sẽ cần phải siêu âm và nội soi cẩn thận.

3. Biến chứng nguy hiểm khi phá thai: Rách cổ tử cung

Hậu quả rách cổ tử cung do phá thai thường hiếm gặp và lành tính. Nếu chẳng may cổ tử cung bị rách thì cũng không bị chảy quá nhiều máu và để lại sẹo nhưng không ảnh hưởng đến tương lai về sau.

4. Biến chứng nguy hiểm khi phá thai: Sót nhau

Nếu bị sót nhau thì ca phẫu thuật bỏ thai đó là chưa thành công. Trường hợp bị sót nhau sẽ gây ra rong huyết, tử cung không co lại.

Có thể phát hiện sót nhau qua siêu âm và phải can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng thường là hậu quả do khâu kỹ thuật vô trùng không cẩn thận. Các biến chứng nhiễm trùng có thể có những dấu hiệu ra bên ngoài như sốt, tử cung nhạy cảm đau,… Đối với biến chứng nhiễm trùng, hầu hết các trường hợp đều dùng kháng sinh để điều trị.

6. Biến chứng nguy hiểm nhất: Vô sinh

Nhiễm trùng sau khi phá thai có khả năng dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung. Ngoài ra, sau nạo hút thai, nguy cơ dính buồng tử cung có tỷ lệ thường gặp cao hơn so với hút thai.

Tất cả những yếu tố trên đều có thể khiến chị em khó có thai trở lại, dễ bị sảy thai tự nhiên muộn, hoặc sinh non. Chị em nạo hút bỏ thai lần đầu có nguy cơ gặp phải các triệu chứng này cao hơn cả.

Trên đây là những lưu ý khi khi nạo phá thai, dù bằng phương pháp nào thì nó cũng để lại những hậu quả cũng như tâm lý cho sản phụ. Nếu cần tư vấn, hãy gọi đến phòng khám Hưng Thịnh theo số 0386977199 để được tư vấn miễn phí.    

Đánh giá: 
  • Currently 7.57/10
Nạo phá thai - Những điều bạn cần lưu ý
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  230 lượt đánh giá )
Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?